Cách buộc lưỡi câu cá và bảo quản đúng cách

Buộc lưỡi câu cá là thao tác bắt buộc mà cần thủ nào cũng cần phải nắm vững. Hôm nay, VUADOCAU xin giới thiệu tới các bạn các cách buộc lưỡi câu đơn giản và cách bảo quản hiệu quả nhất.

Buộc lưỡi câu cá có nhiều cách, song, những cách buộc dưới đây vô cùng đơn giản và siêu chắc chắn. Việc buộc lưỡi câu đóng vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình đánh bắt, nó liên quan đến lượng cá câu được. Chỉ có buộc lưỡi câu chắc thì dù câu được con cá nào cũng không sợ bỏ chạy do tuột mất móc câu. Mình cùng tìm hiểu ngay nào!

Tùy thuộc loại lưỡi câu bạn có mà chọn kiểu buộc đúng chuẩn nhất nhé (lưỡi khoen, lưỡi đập dẹp, lưỡi đập phẳng).

  1. Hướng dẫn các cách buộc lưỡi câu
  • Cách buộc lưỡi câu không có khoen xỏ cước:

    buoc-luoi-cau-khong-co-khoen-xo

Lưỡi câu không có khoen xỏ cước thường là loại lưỡi nhỏ. Gọng lưỡi câu không được uốn thành khoen tròn buộc dây mà chỉ được gập lại để giữ dây không bị tuột. Buộc kiểu lưỡi câu này cần sự khéo léo và tỉ mỉ.

Bước 1: Bạn hãy uốn dây tạo một vòng tròn. Nên uốn ở đầu dây, đảm bảo sau khi uốn vòng tròn, 1 đầu dây ngắn, 1 đầu dây dài dùng để cuốn. Hãy ướm để vòng tròn này có đường kính bằng chiều dài lưỡi câu. Lấy tay giữ chặt điểm tiếp xúc của vòng tròn vào gọng lưỡi câu.

Bước 2: Sử dụng đầu dây quấn quanh gọng lưỡi 5 vòng. Hãy nhớ khi quấn dây phải xuyên qua vòng tròn ban đầu

Bước 3: Rút dây để tạo độ khít của vòng thắt vào gọng lưỡi câu. Bạn có thể cắt ngắn đoạn dây cước thừa ở nút buộc hoặc để 1 đoạn nhỏ để giữ mồi tốt hơn đều được.

  • Cách buộc lưỡi có khoen xỏ cước:

Lưỡi câu có khoen xỏ cước, tức là loại lưỡi đã được uốn sẵn phần gọng thành vòng tròn để buộc cước. Nhiều người nghĩ rằng kiểu lưỡi này sẽ rất dễ buộc, buộc phát ăn ngay. Nhưng bạn đã lầm, buộc loại lưỡi câu này cũng cần biết cách và đúng quy trình. Có 2 cách buộc lưỡi, và dưới đây là hướng dẫn cách buộc lưỡi câu chi tiết:

Cách 1: Buộc cước kiểu Universel

buoc-luoi-cau-co-khoen-xo-kieu-universel

Bước 1: Bạn chỉ cần luồn 1 đầu dây cước qua khoen xỏ của lưỡi câu. Nên để đoạn dây luồn qua dài khoảng 20cm để các bước sau thực hiện dễ dàng hơn.

Bước 2: Xoắn 2 dây cước vào nhau để tạo 1 vòng tròn. Bạn dùng 1 tay để giữ chặt vòng tròn đó.

Bước 3: Xỏ đầu cước ngắn (đoạn 20cm ban nãy chúng ta để thừa) qua vòng, và thực hiện cuốn đoạn cước qua vòng tròn và cước trục 3 – 7 vòng.

Bước 4: Nhúng cước vào nước với mục đích làm cho cước trơn hơn. Giật mạnh sợi cước dài (cước trục) để cho nút thắt thật chặt và cuối cùng thực hiện việc cắt cước thừa.

Cách 2: Buộc cước kiểu Paloma

kieu-paloma

Bước 1: Dùng dây cước tạo thành vòng tròn, sau đó dùng tay bóp dẹt rồi mới xuyên qua đầu vòng tròn và đưa qua khoen của lưỡi câu.

Bước 2: Bạn hãy kéo đầu vòng cước dài ra bằng một khoảng cách nhất định. Nhờ đó, khi quấn bạn có thể móc chúng vào lưỡi câu.

kieu-paloma1

Bước 3: Bạn tiếp tục tạo một vòng nhỏ rồi cho phần đầu dây thắt vào trong vòng nhỏ vừa tạo. Sau đó, móc đầu dây thắt vào mũi của lưỡi câu theo chiều từ dưới lên trên.

Bước 4: Dùng một tay giữ lưỡi câu và một tay kéo phần dây để thu nhỏ các vòng quấn để hoàn thành toàn bộ quá trình buộc lưỡi câu.

Trong hai cách, kiểu Paloma rất được lòng các cần thủ, được đánh giá là phương pháp tiết kiệm thời gian nhất.

  1. Cách bảo quản lưỡi câu

Dù là mua lưỡi câu giá đắt hay giá rẻ, muốn sử dụng được lâu dài, bạn cần có cách bảo quản đúng, ông cha xưa đã từng dạy “của bền tại người” phải không ạ? Và sau đây là cách bảo quản mà các cần thủ chuyên nghiệp vẫn thường truyền tai nhắc nhở nhau:

  • Nếu mà chưa dùng đến lưỡi câu thì bạn nên cất giữ trong hộp đựng chuyên dụng để ngăn không khí tấn công, giữ phụ kiện này luôn sắc bén, không bị oxy hóa, dùng được lâu bền.
  • Dùng đá mài: Tốt hơn hết chọn đá dùng màu secman xe máy – loại tốt hơn cả dùng dũa làm từ hợp kim. Đầu tiên, để đá mài nghiêng theo đúng đường lưỡi câu, chuốt từ ngoài vào trong vì nếu chuốt từ trong ra sẽ tạo nên gợn nhỏ. Mắt thường và tay không cảm nhận được, gợn này giống như ngạnh nhỏ ngược chiều lưỡi câu, khiến lưỡi câu đóng không sâu. Chuốt từ ngoài vào sẽ giúp cá đớp mồi khó bong.

Khi chuốt lưỡi câu xong thì ủ khoảng 3 ngày cùng với hơi mẻ. Thường xuyên kiểm tra vì lưỡi câu đùn lên một lớp sắt gỉ bao quanh thì đem rửa sạch dưới vòi nước. Bạn đã có được chiếc lưỡi câu trở lại hình dáng ban đầu. Tốt hơn hết khi câu xong hãy thả lưỡi vào thùng thính ba ngày liền, sau đó rửa sạch.

Lưỡi câu hơi mẻ ăn mòn sẽ rất xiên và sắc. Theo cảm nhận của nhiều người thì axit lactic chua trong mẻ khiến xảy ra phản ứng tích cực với kim loại, tạo ra quá trình ăn mòn khiến đầu lưỡi sắc hơn những chiếc màu bằng đá.

Trên đây là tất tật cách bảo quản và các cách buộc lưỡi câu cơ bản, đơn giản, siêu chắc và siêu bền cho bạn mà VUADOCAU đã chắt lọc thông tin và tổng hợp lại. Chăm chỉ luyện tập một chút rồi bạn sẽ nằm lòng các cách này thôi!

Buộc lưỡi câu cá là thao tác đòi hỏi bạn cần thành thục. Hi vọng, những chia sẻ trên giúp ích ít nhiều cho bạn! Chúc các bạn thực hiện thành công!

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Sản phẩm mới

Bạn không thể copy vì lý do bản quyền