Cách cân phao câu đài khá phức tạp. Trong bài viết này của VUADOCAU sẽ giới thiệu tới bạn hiểu về phao chuyên dụng trong kiểu đài và cách cân chỉnh phao đúng chuẩn.
Cách cân phao câu đài ra sao? Đây là điều mà rất nhiều anh em cần thủ quan tâm, bởi sự phức tạp của nó. Ngay sau đây là những điều bạn cần biết và hướng dẫn cân phao câu đài chi tiết.
- Cấu tạo phao câu đài
Phao đài gồm 3 bộ phận sau:
- Đọt phao đài hay còn gọi là tăm phao:
Là phần thân mỏng, nhỏ có tiết diện cỡ 0,2 (mm) đến 0,5 (mm), tức là chỉ nhỏ hơn hoặc bằng với cây chân nhang, được sơn màu và chia thành nhiều nấc. Thông thường, sẽ có 7 nấc dài được sơn màu đỏ hoặc cam xen lẫn với các nấc ngắn hơn màu xanh, vàng.
- Thân phao:
Nguyên liệu làm thân phao chủ yếu từ cỏ lau sậy, gỗ balsa, lông công hay gần đây là nhựa nano. Cũng như các loại phao khác, sức nổi của phao chủ yếu do phần thân phao hay còn gọi là bầu phao này quyết định.
Thân phao đài có nhiều kiểu dáng khác nhau nên cũng có độ nổi khác nhau, được sử dụng tùy vào từng loại địa hình, thời tiết và loài cá khác nhau. Tuy nhiên, thường thấy và thông dụng nhất là kiểu phao hình ống thon và dài.
- Chân phao:
Trước hết, chân phao là bộ phận dùng để liên kết với bộ thẻo câu thông qua ghim phao. Chân phao có chiều dài, kích thước lớn, nhỏ khác nhau dẫn đến độ trở thân (phao chuyển từ vị trí nằm ngang sang thẳng đứng) theo đó cũng khác nhau.
Loại phao có thân ngắn, đọt cứng thì báo tín hiệu nhạy hơn. Bù lại, phao có thân dài và đọt phao mềm thì lại có độ ổn định cao hơn. Tuy nhiên, các yếu tố này đều không phải là tuyệt đối mà nó còn tùy vào tình hình thời tiết, loại cá, địa điểm câu mà chọn loại phao có các kiểu dáng phù hợp.
- Cách chỉnh phao căn bản – “chỉnh 4 câu 2”
Hướng dẫn cân phao câu đài chỉnh 4 câu 2 được các anh em cần thủ yêu thích nhất.
Chỉnh 4: Khi chỉ có lưỡi câu (không gắn mồi câu) thêm bớt chì lá sao cho phao nhô lên mặt nước 4 nấc phao và phải đảm bảo lưỡi câu lơ lửng không chạm đáy.
Câu 2: Khi đã gắn mồi câu (trọng lượng mồi câu lớn hơn 2 nấc phao) thì phao sẽ chìm dưới mặt nước. Tìm đáy bằng cách kéo phao lên sao cho phao nổi lên mặt nước 2 nấc phao, lúc này mồi câu đã tới đáy. Khi hết mồi câu thì phao sẽ nổi lên 4 nấc phao.
- Một số điều cần lưu ý khi chỉnh phao:
2 hạt chặn chì nên lớn hơn hạt chặn phao và nó có tác dụng di chuyển thanh quấn chì lên xuống, thông qua đó để tăng hay giảm độ nhạy của bộ thẻo câu.
2 hạt chặn phao ngoài cùng để đánh dấu điểm câu nhạy nhất và kém nhạy nhất (lụt nhất).
Vòng cao su có tác dụng giảm sốc khi ta giật cần đột ngột.
Dây link thông thường nhỏ hơn dây chính từ 0.02 mm trở lên, một số trường hợp thì dây link nên lớn hơn dây chính.
2 hạt chặn chì luôn luôn nằm sát và giữ chặt thanh quấn chì.
Mồi câu phải mềm và tan nhanh trong nước.
Chỉnh phao ngay tại địa điểm câu và chỉ câu tại địa điểm đó thôi.
Dây gió (đoạn dây từ phao đến đọt cần câu) phải dìm xuống nước để đường câu thành 1 đường thẳng.
Khi chỉnh phao thì cũng phải nhấn đoạn dây gió chìm xuống nước để chỉnh phao được chính xác.
- Một số cách thắt nút để làm 1 bộ thẻo câu:
Cách nối dây nhánh và dây chính: giữa dây chính – vòng cao su – và thẻo câu:
Cách nối bộ thẻo câu vào cần câu:
3. Các kiểu chỉnh khác
Cân 4 câu 2 hay cân 6 câu 2, cân 7 câu 2 trong câu đài là các kiểu cân phao câu đài cơ bản nhất mà người nhập môn câu đài cần phải biết và nắm rõ.
Về sau, khi đã nhuần nhuyễn và nhiều kinh nghiệm thì cần thủ hoàn toàn có thể tùy biến áp dụng các mức cân khác nhau tùy vào loại cá mà họ muốn câu. Ví dụ, khi câu cá chép, các cần thủ ưa canh/cân ngay nữa bầu phao và câu 5-6 nấc phao.
Với các kiểu phao mới hiện nay thường có nhiều hơn 7 nấc thì ta vẫn có thể áp dụng các trên bằng cách tự chia tăm phao ra làm 7 phần rồi cân chỉnh.
VUADOCAU đã giới thiệu tới bạn cách cân phao câu đài và những điểm cần lưu ý. Bạn thử thực hành luôn nhé! Chúc bạn thành công!