CÁCH ĐỌC THÔNG SỐ TRÊN CẦN CÂU CÁ CƠ BẢN

Trên các cần câu cá đều ghi những thông số, mỗi thương hiệu lại có cách ghi thông số khác nhau. Và để hiểu về các thông số trên cần câu, VUADOCAU xin giới thiệu tới bạn đọc qua bài viết này.

Thông số trên cần câu được ghi khá rõ ràng, có thương hiệu sẽ ghi đầy đủ tất cả các thông số, có thương hiệu lại không. Thông thường, các thông số sẽ được ghi cơ bản như sau:

thong-so-can-cau

  1. Thông số Medium Heavy Action

Đây là thông số về độ cứng hoặc độ cong của cần, thông số này có thể thay đổi tùy theo hãng, loại cần và chiều dài của cây cần.

  • Về thông số độ cứng của cần, sẽ có rất nhiều loại thay đổi từ UL, L, ML, M, MH, H, EH,…

UL (Ultra Light): rất nhẹ

L (Light): nhẹ

ML (Medium Light): trung bình nhẹ

M (Medium): trung bình

MH (Medium Heavy): trung bình mạnh

H (Heavy): mạnh

EH (Extra Heavy): rất mạnh

Hoặc đối với hãng Shimano sẽ có bảng độ cứng riêng thay đổi từ AX, BX, CX,…. Việc lựa chọn độ cứng của cây cần rất quan trọng, và nó phải cân bằng giữa độ cứng và độ cong. 2 chỉ số này có quan hệ mật thiết với nhau, về lý thuyết, cần càng cứng thì độ cong càng kém và ngược lại.

  • Về Action: Độ cong của cần khi kéo cá. Có các cấp độ tăng dần:
    thong-so-tren-can-cau

S (Slow): Chậm

M (Medium hay Moderate): Trung bình

MF (Medium Fast): Trung bình nhanh

R (Regular): Bình thường

F (Fast): Nhanh

EF (Extra Fast): Rất nhanh

Độ cong cũng phản ánh độ cứng của cần. Độ cong càng ít thì cần càng cứng. Về lý thuyết, cần càng ít cong (ví dụ như độ F hoặc EF) ném mồi càng chính xác. Lưỡi câu cũng xóc mạnh và nhanh hơn so với loại cần có độ cong S hoặc M.

Với người mới bắt đầu, VUADOCAU khuyên bạn nên chọn những cây cần có Action nằm trong khoảng M, ML hơi dẻo một chút, hoặc M trung bình và MH hơi cứng một chút… Khoảng M là khoảng yêu thích và được đại đa số các cần thủ sử dụng, những cây cần có Action này sẽ khá cân bằng giữa độ cứng và độ cong.

Với kỹ thuật câu lục, các anh em cần thủ chuyên nghiệp thường sử dụng cần câu có chỉ số độ cứng ở mức H. Và được chia ra theo các mức 5H, 6H, 8H hay 10H. Với độ cứng ở mức trung bình (H), bạn có thể cảm nhận được chính xác tình trạng mồi cũng như cảm giác rỉa mồi rất rõ ràng.

Với kỹ thuật câu đài, có hai nhóm độ cứng hay được sử dụng:

Nhóm từ 2H-4H được xếp hạng vào loại cần mềm. Sử dụng với dây câu kích thước nhỏ, phù hợp để câu một số cá nhỏ trong những hồ câu giải trí hay ao hồ nhân tạo khác có những loài cá không quá lớn.

Nhóm cần độ cứng 5H-7H, kết hợp với dây câu 3.0 là một sự kết hợp tốt cho nhu cầu câu cá lớn.

  1. Thông số Casting Weight

Ý nghĩa thông số trên cần câu được thể hiện bằng ký hiệu L.W giúp người sử dụng hiểu rằng đó là sức nặng của mồi, chì được khuyến cáo phù hợp với cây cần: 20-40 gr cho phép tải mồi từ 20-40 gr hoặc có thể được ghi trên đơn vị lb: 1/8 – 5/8 được hiểu là cho phép tải mồi lure từ 4-20 gr.

L.W = Lure.Weight = Trọng lượng của mồi lure/ mồi giả.

Việc sử dụng mồi hoặc chì có sức nặng phù hợp với cây cần sẽ giúp bạn ném mồi chính xác nhất.

  1. Về độ dài của cần

Cách đọc thông số trên cần câu về độ dài của cần, có thể được ghi bằng met (m) hoặc foot (feet) viết tắt = ft, nếu muốn quy đổi nhanh bạn có thể nhân 1 foot = 0.30m.

  1. Chất liệu của cần

Ví dụ như trên thân cần ghi Carbon Fiber, bạn hiểu rằng chất liệu của cây cần chính là carbon cường lực. Ở một số mẫu cần khác thì vị trí có thể khác, và thông số cũng có thể là IM6, IM7, Nano,….

Với việc hiểu chính xác những thông số trên cần câu sẽ giúp bạn chọn lựa được cây cần ưng ý. Song song với đó, trong quá trình sử dụng, nếu bạn sử dụng như tiêu chuẩn thông số kỹ thuật trên cây cần khuyến cáo sẽ giúp bạn sử dụng cần bền nhất. Hi vọng bài chia sẻ ngắn này sẽ giúp ích cho bạn.

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Sản phẩm mới

Bạn không thể copy vì lý do bản quyền