Cách sử dụng cần câu cho người mới

Cần câu vốn được xem là trợ thủ đắc lực của các cần thủ, còn được ví von là “cánh tay nối dài”. Vậy, cách sử dụng cần câu như nào sẽ đạt hiệu quả cao? Xin mời bạn đọc bài viết dưới đây của Vuadocau nhé!

Cách sử dụng cần câu là chủ đề được quan tâm rất nhiều. Dưới đây là một vài cách sẽ giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu sau mỗi chuyến đi câu.

cach-su-dung-can-cau

  1. Giương cao cần

Khi giương cần cao gần như chính là khi chiến đấu với cá. Nó giống như tín hiệu cho cá biết phải chúi đầu xuống hoặc chui vào bất cứ hốc kẹt nào để tránh mắc lưỡi. Góc độ của cần đối với dây câu càng khép nhỏ khi ta giương cao cần kéo đầu cá, miệng cá hướng lên, vì lưỡi câu nằm ngay tại điểm đó, lúc đầu cá hướng xa khỏi đáy.

Khi cần giương cao sẽ gây khó khăn cho một số loại cá kéo mồi chúi đầu vào đáy hay vào rong rêu, hoặc lôi dây chà sát vào rong, hốc đá. Bởi vậy, khi giương cần cao cũng giảm thiểu được những cú quẫy đuôi của cá có thể làm đứt dây.

Có những loại cá nhờ thân hình dẹp nằm sát đáy mà chống lại được sức kéo của người câu như cá đuối hoặc chạy nghiêng như cá bè. Thân hình dẹp tạo cho cá một ưu thế gia tăng sức mạnh để bứt phá. Nó tạo ra một lực cản gần 1/2 trọng lượng của cá tùy theo diện tích mặt phẳng thân cá.

  1. Kéo cần ngang

Nếu bạn để ý sẽ thấy khi cần kéo ngang thường là lúc khi bạn thấy cá bơi nổi gần mặt nước và hiểu mức độ ảnh hưởng của góc kéo ra sao.

Khi câu gần các cột chân cầu, bạn phải dùng dây câu loại chắc chắn và cần mạnh. Trong trường hợp này, luôn luôn kéo đầu cá quay ngang để hướng nó xa khỏi những chân cầu nhiều cạnh sắc bén.

Nếu cá hướng về phía trái, bạn phải kéo về phía phải. Bạn luôn luôn phải phá hỏng nhịp bơi của nó bất ngờ, để tạo rối loạn trong việc nhận biết hướng kéo của dây, giống như khi cá quay đầu chạy về hướng bạn thu dây sẽ làm cho bạn bất ngờ lúng túng giữ lỏng dây.

Nếu trường hợp khi câu được những loại cá có vẩy hay da nhám mà dây khi cọ sát vào thân cá sẽ làm xướt dây. Vì vậy, phải giữ cho dây cách xa thân cá, nhằm tránh tạo dây cuốn vào thân cá hoặc cắt đứt bởi mang cá sắc bén.

  1. Hạ thấp cần

Khi cá xuống sâu dưới nước, bạn phải thay đổi góc kéo cho thích hợp. Hạ cần thật thấp cho dù phải chúi cần sâu xuống nước, vì đôi khi cá sẽ cố gắng phun mồi ra khỏi miệng khi biết là bị dính lưỡi. Càng gần mặt nước, cá càng dễ phun mồi vì áp lực nước ít cũng như sẽ nhảy khỏi mặt nước tạo những cú lắc đầu dễ dàng hơn ở dưới nước để thoát khỏi lưỡi câu. Có khi mồi giả như jig thường bị sút, bởi sức nặng của chính mồi jig là đòn bẩy làm bật mồi ra miệng cá khi cá quẫy đầu mạnh.

Trong trường hợp bạn gặp những loại cá hay phóng nhảy vượt mặt nước, bạn nên dìm cần sâu xuống nước, bắt nó bơi dưới nước. Hoặc hướng mũi cần về phía cá, để tránh trường hợp khi cá nhảy làm đứt dây khi dây đang căng hoặc dây rối quanh thân cá.

Khi dùng cách sử dụng cần câu này, bạn hãy theo dõi hướng chạy của cá, giữ căng dây, cong cần và chúi cần xuống nước. Bạn hãy lôi đầu cá dạt ra những chướng ngại vật, tránh để dây cọ xát vào, không thu dây để cá dồn sức đấu với bộ hãm dây.

  1. Cú dứt điểm

Cho dù ở bất cứ mực nước nào, khi kéo cá tới gần là lúc gia tăng áp lực lên cây cần. Trong khi hạ và kéo cần mạnh trở lại, cuộc chiến có thể dừng bất ngờ, bạn hãy dùng thế “down & dirty” (dùng thân mình đổi thế xoay, đứng, quỳ, ngồi tạo thêm sức mạnh truyền vào cây cần để gia tăng áp lực lên cá) – vị thế này tăng thêm áp lực tối đa dọc trên thân cá và ghìm nó xuống. Nếu áp dụng đúng thế, nó sẽ dìm đầu cá xuống nước thay vì bơi về hướng trước, tránh áp lực của góc độ kéo. Thường như vậy sẽ làm cá bật ngược lại đối diện với người câu.

Vào thời điểm này, cá gần như mất phương hướng và ý chí chống cự bị bẻ gãy. Bạn hãy lợi dụng ưu thế này, kéo cá vào trước khi nó phục sức trở lại.

Tránh gãy cần: Trước khi qua tìm hiểu cách để tránh tình trạng gãy cần, trước hết bạn cần biết được nguyên nhân gây ra gãy cần:

– Cá kéo sát gần người câu tạo sức nặng chuyển vào đầu cần là nơi yếu nhất của cây cần.

– Đoạn dây ngoài từ đầu cần đến cá quá ngắn. Vì vậy, ít có đủ độ giãn để chịu cú sốc mạnh do cá vùng vẫy.

– Lúc cá kéo tới gần, người câu đã hơi mệt nên không chú ý nhiều đến giữ áp lực trong mức trung bình.

Cách khắc phục các trường hợp trên:

– Giữ cong toàn thân cần, tránh chỉ cong khúc đầu.

– Sẵn sàng trong từng phút, kể cả chúi cần xuống nước khi cá kéo chạy dưới lườn thuyền, cầu. Tuyệt đối đừng quên để cần cong, tạo độ căng của dây.

Những điểm cần chú ý:

  • Điều chỉnh bộ phận hãm dây vừa đủ, tùy thuộc vào cách câu, giữ ở mức 15% so với sức chịu của dây. Nếu lỏng quá, máy không có đủ áp lực ghì cá khi nó vùng phóng trong cú chạy đầu tiên. Và dây cần của bạn không có đủ sức chịu cú sốc để điều khiển cá khi cá lớn vùng vẫy, nhảy khỏi mặt nước hay lắc đầu tháo lưỡi.
  • Gia tăng thêm sức trì của bộ phận hãm dây ngay tức khắc khi cá ngưng chạy. Gặp cá hay phóng lên khỏi mặt nước, chuẩn bị để cần cong (tức chịu sốc) khi cá còn ở xa. Không bao giờ để cá ngưng nghỉ (dây căng thường xuyên).
  • Luôn luôn giữ cần ở vị trí 45 độ khi cá chạy và giữ cần cong sau khi cá phóng nhảy.
  • Khi cá ngưng chạy ở gần bạn, sử dụng cách kéo và quay thu dây từng đoạn ngắn, tránh để cần cong quá mức. Bạn thao tác mệt với cây cần ở vị trí 90 độ cũng như ở vị trí 30 độ. Tuy nhiên, bạn sẽ dồn ít áp lực hơn. Kéo cần cao hay ngang ở vị trí 30 độ cùng lúc quay máy thật nhanh.
  • Khi cá bắt đầu mệt, chú ý chuyển cần cong ra xa hướng cá chạy và chuyển thẳng về hướng đuôi nếu được. Kéo ngang, giữ góc độ căng so với hướng cá chạy khi có thể. Bạn nên nhớ khi cá trong khoảng cách 15 – 20m, nâng nó lên cao cũng là giảm bớt áp lực. Bởi vì trọng lượng thân cá cũng đủ như có thêm 2- 3kg nén vào cần câu, đó là một phần tại sao cá lớn thường chui vào nơi sâu để tạo thêm khó khăn cho địch thủ.
  • Khi kéo cá tới gần, quay máy thu dây và giữ góc độ tốt. Nhiều cá lớn hồi sức lại trong thời gian chiến đấu cuối cùng này vì người câu mải lo chú ý bắt cá vì sợ mất. Phải luôn luôn chú ý kéo cần hướng về phía sau đuôi cá, giữ cho nó mất cân bằng. Đôi khi cần phải lui vài bước, cũng đừng quên cá có thể chạy dưới lườn thuyền hay gầm cầu. Bạn phải sẵn sàng nhúng cần xuống nước để giữ căng dây và điều khiển hướng chạy của cá.
  • Nếu tất cả như ý muốn thì cá không thể cưỡng lại sự khuất phục của bạn hoặc chỉ cưỡng lại một vài lần ngắn ngủi trước khi hoàn toàn chịu thua. Bạn sẽ kéo cá lên thuyền hay lên bờ trong vòng 15 phút thay vì cả 1-2 tiếng lo âu mà thường những người mới tập câu thường vấp phải vài sai lầm trong thao tác.

Hi vọng những thông tin về cách sử dụng cần câu với những lưu ý cần khắc phục cụ thể ở trên hữu ích với bạn. Chúc bạn áp dụng thành công và gặt hái bội thu!

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Sản phẩm mới

Bạn không thể copy vì lý do bản quyền