Bạn là người đam mê hình thức câu đài? Nếu vậy bạn cần sắm ngay cho mình cần câu đài phù hợp. Bài viết này của VUADOCAU sẽ giúp bạn!
Cần câu đài có rất nhiều loại khác nhau. Bạn đang ngập ngừng trước vô vàn kiểu dáng và mẫu mã của cần? Dưới đây là một vài kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn cây cần đi lâu và đi xa cùng mình.
- Chọn hãng sản xuất có tên tuổi
Cần tay của Nhật thì thủ công sắc xảo, là loại cần câu đài cao cấp. Nhưng không phù hợp với nhiều người vì loại cần này đắt tiền và chỉ phù hợp với người biết sử dụng. Khi sử dụng loại cần này phải rất nhẹ nhàng, linh hoạt, không được giật cần mạnh tay và quan trọng là bộ thẻo câu phải kết hợp hợp lý.
Hàng của Âu Mỹ thì chắc chắn nhưng nặng hơn, độ dày bờ thành lóng cần tương đối dày. Thích hợp người mạnh tay.
Cần tay của Đài Loan, Nam Hàn và Trung Quốc thì giá cả không cao, chất lượng tốt, phù hợp người mới tập câu.
Cần câu kiểu đài có 2 loại kết cấu là cần rút và cần lắp. Cần câu rút thì thường trọng lượng nhẹ hơn, đọt cần nhỏ, dịu khi dìu cá, thích hợp câu cá lớn và không được giật cần mạnh tay. Ngày nay, phần lớn anh em cần thủ sử dụng loại cần này. Nếu cần tốt thì dùng cũng rất bền. Còn loại cần lắp có độ kín hơi tốt, bền, thích hợp câu cá nhỏ và giá cả hơi cao.
- Chọn cần có hàm lượng cacbon cao
Hàm lượng cacbon thường được in trên thân cần hay bao bì. So với hàng Trung Quốc thì hàng nước ngoài có độ tin cậy cao hơn.
Có 2 cách để kiểm tra hàm lượng cacbon:
- Thứ nhất, xem cần câu có hàm lượng cacbon cao thì bề mặt bên trong lóng cần nhìn rất sáng, vật liệu làm cần mịn màng.
- Thứ hai, gõ nhẹ cần xuống đất, nếu âm thanh phát ra trong như thép thì hàm lượng cacbon cao. Cần câu có hàm lượng cacbon cao có ưu điểm là thân cần cứng và thẳng, chịu lực lớn, trọng lượng cần nhẹ đến mức giới hạn.
- Kiểm tra bề ngoài khi mua cần câu
Phải xem bề mặt cần câu có bị trầy xước không. Đối với cần bằng sợi thủy tinh thì xem bề mặt có bị nổi bọt không, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cần câu.
Xem cần có thẳng không. Không chọn cần câu bị cong.
Xem bờ thành lóng cần có dày không, bề dày lóng có đồng đều không đặc biệt là chỗ nối giữa 2 lóng cần.
Xem xét giữa các lóng cần có kín hơi không. Nếu độ kín không tốt thì cát bụi dễ bay vào cần. Lâu ngày sử dụng cát bụi sẽ làm tổn thương tại mối nối các lóng cần, ảnh hưởng đến tuổi thọ cần câu. Ngoài ra, độ kín hơi tốt thì cần sẽ không bị chìm khi bị cá lôi xuống nước.
- Điếu tính của cần câu
Điếu tính cần câu rất quan trọng. Điếu tính là một từ rất trừu tượng, có thể hiểu là độ cứng của cần câu ở những mức độ khác nhau. Độ cứng cần câu được thiết kế và chế tạo dựa vào chủng loại cá và cách câu.
Chọn được cần có độ cứng phù hợp rất là quan trọng trong việc phát huy hết tính năng của cần câu và cách câu cho từng loại cá. Cần có độ cứng khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đều có mặt ưu và khuyết điểm.
Từ hình 1, ta có thể thấy rõ, thiết kế của 1 cây cần có tuổi thọ cao thì nhất thiết phải chế tạo theo như hình 1. Tại khu vực gốc độ dính cá, lực kéo của con cá phân bố rất đồng đều thừ đọt cần đến khoảng lóng cần thứ 3 và được gọi là khu vực chịu lực (khu vực lực đàn hồi của cần câu). Một cây cần tốt thì sẽ thể hiện tính ưu việt của nó tại thời điểm này, phân bố rất đồng đều lực tác động, không những cá không thể chạy thoát, dây nhợ không bị đứt, đồng thời nhờ vào độ dẻo của cần câu, cần thủ dễ dàng chuyển sang khu vực gốc độ ròng cá và gốc độ lên cá. Tại 2 khu vực này, do gốc độ cần câu ngày càng lớn, lực tác động sẽ dịch chuyển lên đọt cần, và khu vực chịu lực ngày càng nhỏ, cuối cùng thì cá bị lên bờ.
Có một số hãng sản xuất cứ chạy theo mục tiêu tăng cường độ cứng cần câu, thì sẽ dẫn đến kết quả như hình 2. Khu vực chịu lực tập trung tại 1 điểm. Hậu quả thứ nhất là cần sẽ dễ gãy; nếu muốn cần không dễ bị gãy thì phải tăng độ dày của lóng cần, làm cho trọng lượng cần tăng lên rất nhiều và cần thủ sẽ nhanh chóng bị kiệt sức. Thứ hai là tuổi thọ của cần sẽ ngắn do lực tác động không thể phân bố đồng đều lên cần câu.
Một cách đơn giản để phân chia ranh giới độ cứng cần câu là đem tổng độ dài cần câu chia làm 10 đoạn, cầm cần nằm ngang, ranh giới được xác định tại điểm cần câu bắt đầu hình thành hình vòng cung. Nếu độ cong tập trung ở đoạn thứ 1 tính từ đọt cần thì gọi là cần siêu cứng hoặc cần có độ cứng 1:9. Nếu độ cong ở đoạn thứ 2 gọi là cần cứng hay cần có độ cứng 2:8. Độ cong ở đoạn thứ 3 thì gọi là cần cứng vừa, hay 3:7. Nếu ở đoạn thứ 4 gọi là cần mềm hay 4:5. Nếu ở đoạn thứ 5 gọi là cần siêu mềm hay cần có độ cứng 5:5.
Cần mềm có tính linh hoạt cao, thân cần nhỏ nên tương đối nhẹ. Thích hợp câu cá nhỏ. Nhưng lên cá và kéo cá hơi chậm, không thích hợp câu cá lớn.
Cần cứng vừa thích hợp cho nhiều cách câu và địa điểm câu khác nhau. Đọt cần nhạy. Tuy nhiên, ném mồi hơi khó đặc biệt khi có gió lớn.
Cần cứng thích hợp câu ở nới có cỏ rác, có thể sử dụng cần dài dây ngắn và câu lửng. Thích hợp câu thi và câu cá lớn. Khi cần quá cứng thì rất dễ bị gãy cần nếu giật cần quá mạnh.
Mỗi một cây cần câu chịu lực tác dụng ở những mức độ khác nhau. Độ cứng được xác định dựa vào thiết kế ban đầu của cần câu đối với mỗi loại cá có trọng lượng khác nhau. Với cần câu có cùng một trọng lượng, khi trọng tâm di chuyển về phía trước, thì sẽ cảm thấy cây cần hơi nặng, ngược lại sẽ cảm thấy cần câu hơi nhẹ. Trọng tâm cần câu di chuyển về phía trước dùng trong trường hợp câu cá lớn. Khi trọng tâm di chuyển về trước thì lực đàn hồi của cần câu sẽ lớn, sẽ lợi dụng lực đàn hồi đó để giảm bớt sức lực của mình bỏ ra. Cho nên mỗi loại cần câu đều có mục đích sử dụng khác nhau.
Bất cứ cần câu tốt nào dù là cần câu chính hãng hay cần câu đài giá rẻ đều phải sử dụng trong trường hợp thích hợp thì mới phát huy hết được ưu điểm của cần câu đó. Khi mua cần câu, đồng thời phải trả lời được câu hỏi là câu loại cá gì và cá nặng bao nhiêu, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng loại cần đó. Từ đó, sẽ hiểu thêm được rất nhiều điều và phạm vi thích hợp để sử dụng cần câu đó.
Hi vọng với những kinh nghiệm nhỏ tổng hợp và chắt lọc trên sẽ giúp bạn chọn được cần câu đài phù hợp với mình! Một trợ thủ đắc lực sẽ giúp bạn thành câu trong mỗi chuyến câu, vậy nên hãy chọn lựa thật kỹ nhé!