Cước câu cá và kinh nghiệm mua cước câu

Câu cá là bộ môn khá được ưa chuộng hiện nay. Bên cạnh cần câu và máy câu, cước câu cá cũng là môt vấn đề được nhiều dân câu quan tâm. VUADOCAU xin chia sẻ một vài típ nhỏ trong cách chọn cước câu tới bạn!

Cước câu cá hay dây câu là mặt hàng đa dạng và phong phú không kém gì các sản phẩm khác của đồ câu. Cước câu được chia làm đủ cấp bậc khác nhau: loại cao cấp, loại tầm trung và loại kém chất lượng. Cách chọn cước câu như nào? Mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây.

cuoc-cau-ca5

  1. Chọn cước câu phù hợp
  • Đường kính của dây câu: Đường kính dây xác định sự chắc chắn và sự bền bỉ của nó.

Những con số ghi trên cuộn dây đơn giản chỉ là nói lên sự chắc chắn của dây hay sức chịu dựng trước khi bị đứt của dây tính bằng Lbs hay kg. Ví dụ: Dây 2 lbs chỉ dùng câu cá nặng 2 lbs nếu quá trọng lượng đó dây sẽ bị đứt.

Thường những người mới tập câu hay mua dây chịu trọng lượng bằng với trọng lượng cá muốn câu, nên chọn dây chịu trọng lượng nhiều hơn để chắc ăn. Ngược lại, những người câu chuyên nghiệp thì lại muốn chọn dây càng nhỏ càng tốt để làm tăng thêm sự phấn khích giằng co với cá.

Một số cước câu cá siêu bền có đường kính thật nhỏ và sức chịu đựng bền bỉ không thể ngờ được. Mặt khác, dây càng nhỏ mỏng thì càng tăng thêm rung động, sự rung động giúp ta cảm thấy cá đã ngậm mồi rồi.

Đường kính lớn hay nhỏ còn giúp chọn lựa máy câu thích hợp. Đường kính và sức chịu đựng nhỏ thích hợp cho máy câu dọc nhiều hơn. Máy câu ngang luôn luôn thích hợp với dây câu có sức chịu là 10 lbs hay nhiều lbs hơn nữa khi câu biển.

Đa số các hãng sản xuất xếp dây câu theo điều kiện sau: Như dây “ultra light” dùng câu cá nhỏ như cá rô và “big game” dùng câu cá lớn như cá thu. Cũng có những dây đặc biệt để câu cá vào mùa lạnh hay thời tiết băng giá.

  • Chống trầy xước:

Yếu điểm của dây câu là hay trầy xước hư hao bởi đá sỏi, cây chìm và khí hậu.Vì thế, dây câu được chế tạo thêm phần chống trầy xước.

Nên chọn dây chống trầy xước, rạn mòn khi quăng câu thường xuyên. Đa số dây câu thượng hạng đều chống trầy xước, ngay cả dây câu monofilament bây giờ cũng được cải tiến thêm để chống trầy xước trong điều kiện khắc nghiệt nhất.

  • Màu sắc: Đôi khi ta cần màu để thấy dây câu. Mặt khác, ta lại không muốn cá thấy dây câu, kết cục ta phải chọn lựa mua dây câu nào thích hợp một trong những điều kiện cụ thể.

    cuoc-cau-ca6

Dây trắng trong/ xanh lấp lánh: Nắng làm cho ánh lên màu của dây trên mặt nước để cho ta nhìn thấy dây dễ dàng khi câu. Lúc ném cũng như lúc thu dây hoặc lúc rê dưới mặt nước thì dây vẫn trắng trong gần như là không nhìn thấy được.

Mờ lẫn: Sự mờ lẫn dưới nước này là tốt cho đa số vùng nước mà cá khó câu. Bởi vì cá như không muốn cắn câu hay tại vì câu nhiều quá nên làm cá thêm khôn.

Mờ lẫn trong: Trong vùng nước trong hay trong một số hồ nước chảy, và dây màu sắc này hữu dụng trong vùng nước thật trong hay khi ta biết chỗ cá ở dù nó có vẻ không muốn ăn mồi.

Vàng chói: Màu chói vàng này để ta nhận thấy dễ dàng khi cá ăn mồi hoặc để phân biệt vị trí nhiều dây câu khác nhau khi ta rê bằng thuyền hay là câu chỗ dòng nước chảy mạnh. Nên sử dụng dây này vào lúc trời xẩm tối, mù sương hay đêm khuya.

Màu cafe: Nếu ta đi câu ở vùng nước đục, bẩn thì màu này hợp với loại nước đó.

Màu rong rêu: Màu này thích hợp cho vùng nước có nhiều rong rêu dưới đáy.

  • Cứng chắc và mềm dẻo: Thông thường, dây càng cứng thì càng chắc chắn.

Nhiều loại dây mềm dẻo được thiết kế riêng cho một số các loại máy câu để quăng dễ dàng hơn trong vùng nước rộng mà ít có chướng ngại vật như cây hay đá.

Phần lớn đường kính càng to dây càng cứng. Dĩ nhiên, khi dây cứng thì tăng thêm sức mạnh.

  1. Kiểm tra và thay dây câu định kỳ

Việc thường xuyên kiểm tra hoặc thay cước câu rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Nhiều người đã gặp phải tình trạng đứt dây khi cá cắn câu. Dây đứt do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ cao trong một thời gian dài nên dây kém độ chắc; dây bị xước khi cứa vào đá ngầm, khúc cây hay chân cầu cảng,…

Hãy kiểm tra định kỳ bằng cách cho dây chạy giữa các ngón tay của bạn. Nếu bạn cảm thấy bất kỳ một vết khứa, một vết xơ hoặc vết xoắn nào, hãy cắt bỏ ngay phần đó và cột nối lại.

Tất cả các loại dây câu cần phải được kiểm tra và thay nếu thấy cần thiết. Do trong quá trình sử dụng, dây câu hết ướt rồi lại khô theo thời gian, cuối cùng chúng bị rạn và mòn. Tùy thuộc vào tần suất câu để quyết định có thay dây thường xuyên hay không. Đối với các tay câu chuyên nghiệp hay các huấn luyện viên họ thay dây gần như mỗi ngày. Những người dành phần lớn thời gian để câu cá thì thay dây hàng tuần hoặc hàng tháng. Nguyên tắc chung là nên thay dây lại mỗi năm.

Với những cách lựa chọn và kiểm tra cước câu cá trên, hi vọng mang lại cho bạn sẽ có sự lựa chọn cước câu đúng đắn. Chúc bạn gặt hái bội thu sau mỗi chuyến đi câu!

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Sản phẩm mới

Bạn không thể copy vì lý do bản quyền