Để đạt được hiệu quả trong những chuyến câu cá chép trong mùa đông này, các bạn cần nắm rõ đặc điểm, cách thức ăn của loài. Cần làm mồi câu chép trong mùa đông như thế nào để đạt tối ưu? Bạn sẽ không còn gặp bất kì khó khăn nào trong quá trình làm mồi câu chép hồ dịch vụ hay cách làm mồi câu cá chép ngoài tự nhiên qua bài viết này.
Hôm nay, VUADOCAU sẽ chia sẻ tới các các bạn “Hướng dẫn làm mồi câu cá chép mùa đông” – loài cá được xếp vào top các loài cá tinh khôn bởi sự phát triển của cả năm cơ quan khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác và thị giác. Chính điều này là thách thức đối với các “cần thủ”.
- Thức ăn của cá chép
Cá chép là loài ăn tạp, chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, từ các loài thực vật thủy sinh cho đến côn trùng, giáp xác hoặc cá chết. Thức ăn mà chúng thích hơn cả đó là các loại giun, ốc, ấu trùng sâu bọ, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc hay bột mì.
Làm mồi câu cá chép ngoài tự nhiên sẽ khó hơn rất nhiều so với làm mồi câu cá chép dịch vụ, bởi hiện nay, thức ăn cho cá tại các lồng bè là cám công nghiệp, tinh bột; trong khi câu cá ngoài tự nhiên phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như đặc tính riêng của từng ao, hồ.
- Cách thức ăn của cá chép
Cá chép ăn mồi mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Tuy nhiên, vào ban đêm, việc câu cá chép cũng hiệu quả không kém, bởi chúng thấy yên tĩnh và an toàn, nên cũng không ngần ngại đi kiếm mồi.
Chúng thích sục bùn kiếm mồi. Cá chép thường ăn chìm sát đáy hoặc cách đáy 15-20 cm. Chúng chạm mồi rất nhẹ, táp nhẹ thử mồi, nhấm nháp nếu thấy ngon mới đớp mồi, và nếu mồi không ngon chúng sẽ bỏ. Đặc biệt, với sự tinh khôn và nhạy bén của các giác quan, nếu thấy nguy hiểm, chúng sẽ bỏ chạy và phát tín hiệu cho cả đàn cùng bỏ chạy.
- Cách làm mồi câu cá chép mùa đông
Trong mồi câu, cần có những nguyên liệu có nồng độ cao của hương vị như chất Alkaloid; ví dụ như ngô ủ, có chất lên men, giúp phát tán mùi tốt. Dùng nhiều phụ liệu hấp dẫn cá như thịt ốc, thịt sò xanh, bột tảo bẹ, bột bắp hay tinh dầu,…các phụ liệu này có các nguồn khoáng chất, betaine, hay làm mờ nước để dẫn dụ thính giác của cá.
- Cách làm 1:
– Khoai lang luộc giã nhuyễn (5 phần)
– Ớt đỏ cay (1 quả giã nát)
– Bột nếp (2 phần)
– Mẻ chua ngấu (1 phần)
– Thính gạo (loại dùng làm nem) (1 phần)
– Tôm hoặc tép đồng tươi (1 phần)
Tất cả giã nhỏ, đánh thêm quả trứng gà, trộn đều vê vừa tay không dính là được. Lưu ý: Để bột nếp và thính gạo trộn sau cùng để độ dính của mồi được đảm bảo. - Cách làm 2:
– Một phần khoai lang nướng thơm cháy, bỏ vỏ chỉ lấy ruột mịn vàng óng + một phần ruột bánh mỳ, hoặc bột mì + một chút pho-mai nhào thật nhuyễn. Nhào cho đến khi nào bột dẻo mượt và không còn dính tay nữa thì thôi.
– Mồi đạt tiêu chuẩn phải mịn và dẻo, dễ dàng vê kín lưỡi, không nhả ra khi ngâm trong nước và không cứng quá để giật nhẹ, hoặc cá đớp mạnh là mồi vỡ, lưỡi đóng ngay vào miệng cá. - Cách làm 3:
– Bột mì: 200g
– Cám tanh: 300g
– Bánh mì sandwich: 200g
– Bột đậu xanh ăn liền: 200g
– Khoai lang: 300g
– Sa tế tôm: 1 lọ
Rửa sạch khoai lang và luộc chín. Sau đó, bóc vỏ ra thái lát mỏng trước khi trộn thành một hỗn hợp mồi tiêu chuẩn.
Băm nhỏ bánh mì, sau đó cho vào máy xay sinh tố nghiền thành bột mịn, như bột mì là dùng được
Trộn đều khoai và bột bánh mì đã xay mịn vào với nhau. Bóp nhuyễn và nát toàn bộ khoai lang để hỗn hợp này được trộn đều vào với nhau. Tiếp đó cho thêm bột mì, cám, bột đậu xanh và sa tế tôm vào trộn đều.
Một vài phụ liệu các bạn cũng có thể cân nhắc thêm vào mồi trong mùa đông như bột cà ri (nguyên liệu tạo nên bột cà ri chứa nhiều tinh dầu tốt) hay bạn cũng có thể tìm mua các loại mồi câu làm mưa gió trên thị trường như mồi câu Lão Quỷ,…
Vào mỗi mùa, việc làm mồi câu cá chép sẽ hoàn toàn khác nhau. Vào mùa đông, số lượng tinh chất hay tinh dầu thêm vào mồi sẽ lớn hơn rất nhiều so với mùa hè. Cá chép có xu hướng tìm đến những thức ăn dễ tiêu hóa và có nhiều năng lượng trong mùa lạnh. Hi vọng, những tip nhỏ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức trong hành trình “chinh phục” những chú cá chép tinh khôn trong mùa đông này.
(Nguồn ảnh: Internet)