Kỹ thuật câu lăng xê ra sao? Để giải đáp thắc mắc đó của bạn, chúng tôi xin chia sẻ những kỹ thuật câu trong bài viết dưới đây.
Câu lăng xê không khó. Cách câu này gồm hai kỹ thuật câu lăng xê lớn là kỹ thuật câu chìm và câu nổi. Hãy cùng VUADOCAU tìm hiểu chi tiết hơn nhé bạn!
- Mồi và cách móc mồi
- Cách chế biến mồi lăng xê:
Cách chế biến mồi lăng xê thì có hàng nghìn công thức khác nhau, mỗi loại cá và mỗi điểm câu sẽ có công thức làm mồi khác nhau. Ví dụ, như câu cá hồ thì mồi câu có thể tới 80% cám gạo. Nhưng nếu câu sông (nước chảy nhẹ) thì 80% cám gạo là quá cao vì nếu nhiều cám gạo thì mồi sẽ không dính chắc vào nhau, khi mồi xuống nước sẽ tan hết. Chính vì vậy, nếu muốn câu sông bằng mồi cám thì phải cho thêm bột ngô và ruột bánh mỳ để có thêm khả năng dính chắc của mồi.
Mồi câu lăng xê nói chung cách làm mồi giống thính câu lục. Nhưng thính câu lục nát hơn nhiều và không thể bóp vào lưỡi câu trực tiếp được. Nếu các cần thủ muốn chế biến thính câu lục thành mồi lăng xê thì cần cho thêm bánh mỳ xay và cám gạo vào. Hoặc nói theo cách khác là làm thế nào cho mồi nát trở thành mồi dẻo để có thể bám dính vào lò xo và lưỡi câu.
- Cách móc mồi vào lưỡi câu:
Bóp mồi lăng xê chỉ cầm mồi lên rồi bóp vào cái lò xo, bóp đi bóp lại cho nó thành hình tròn. Còn lưỡi câu thì có thể nhét luôn vào trong mồi hoặc có thể để ở ngoài cũng được. Nhưng nếu để lưỡi ở ngoài thì anh em cần thủ hay móc mồi tươi vào như là hạt ngô, giun đất, hạt xốp hoặc không móc gì cũng được. Bởi vì phần lớn cá ăn cỏ (cá ăn chay) là thuộc loại cá ăn mồi bằng cách hút mồi. Do đó, lúc nó hút mồi là lưỡi câu của mình sẽ bay vào mồm nó. Nhưng, nếu bạn móc hạt ngô vào, hạt ngô khi xuống nước sẽ làm cho trọng lượng của lưỡi câu nhẹ hơn và nổi trong nước được tự nhiên hơn. Chính vì thế, khả năng cá sẽ hút lưỡi câu của bạn vào miệng sẽ cao hơn.
- Kỹ thuật câu lancer
Kỹ thuật câu lancer gồm kỹ thuật câu lancer chìm và nổi.
- Kỹ thuật câu lancer chìm:
Trước khi câu phải lắp ráp cần câu với lưỡi câu. Sau khi chuẩn bị cần câu xong rồi thì cứ thế mà tiến hành câu. Nhưng, các cần thủ cần để ý là sau khi ném mồi xuống nước là các cần thủ nhớ thả phanh ra để lúc nào cá kéo máy thì mình mới biết là có cá đớp mồi. Nếu không thả phanh thì cá sẽ kéo cả cần xuống nước đấy.
Còn có một cách để nhận biết là có cá đang đớp mồi của các cần thủ đó là kẹp mồi vào cước. Khi chúng ta ném mồi xuống nước rồi, các cần thủ nặn một ít mồi bằng đầu ngón tay cái rồi kẹp vào dây câu cách đầu cần khoảng 40-50cm. Lúc nào có cá đớp mồi thì mồi mà mình kẹp vào dây câu sẽ nhảy lên nhảy xuống.
- Kỹ thuật câu lancer nổi:
Kiểu câu này dùng câu hiệu quả nhất là câu cá mè. Ngoài cá mè còn có loại cá da trơn như cá tra dầu trong hồ câu dịch vụ hoặc chúng ta có thể nói theo cách khác là câu loại cá ăn mồi mặt nước là hiệu quả nhất. Ví dụ như câu cá mè: Câu cá mè phải câu ở mức nước từ 50cm – 100cm trong khi đó dây link phao của các cần thủ đã là 30cm. Vì vậy, anh em cần thủ phải buộc dây link thêm 70cm để cho nó đủ 100cm. Anh em cần thủ cần chú ý để ý một chút, dây link phải là dây có chịu lực bé hơn cước chính và dây link của phao. Bởi vì nếu bị vướng cái gì đó mình mới không mất chì neo và phao. Khi bị đứt cước, người câu chỉ cần thay bộ lưỡi. Hình thức câu kiểu này rất ít khi bị vướng.
Vấn đề mà hay xảy ra khi câu kiểu này là phao của người câu không đứng yên một chỗ. Để giải quyết vấn đề này thì phải thay cái chì bình thường bằng cái chì vòng, như vậy cách câu lăng xê hiệu quả cao hơn.
Như vậy, VUADOCAU đã chia sẻ tới các bạn các kỹ thuật câu lăng xê căn bản. Hi vọng các bạn áp dụng và thành công!