Kỹ thuật câu popping – những điều cần chú ý

Kỹ thuật câu popping cần lưu ý những gì? Hôm nay, Vuadocau sẽ chia sẻ tới bạn những kinh nghiệm của các cần thủ chuyên nghiệp đi săn thủy quái (cá GT) thành công. Mời bạn tham khảo nhé!

Để điêu luyện hơn trong kỹ thuật câu popping, bạn cần chú ý từ cách quăng mồi như thế nào đến cách tìm cá ra sao,… và nhiều kỹ thuật khác nữa. Hãy cùng Vuadocau tìm hiểu ngay nào!

ky-thuat-cau-popping

  1. Tập quăng mồi

Với kỹ thuật câu popping, bạn phải quăng xa được từ 70m trở lên, trên một con tàu tròng trành, mới đạt yêu cầu.

Bước 1: Kẹp chân máy vào giữa ngón tay đeo nhẫn và ngón út, kiểm tra độ cân bằng rồi dùng ngón trỏ để giữ dây cùng lúc lật càng máy lên.

Bước 2: Thả cho mồi rơi xuống vị trí cách đầu cần 60-90cm để tạo tốc độ quăng mồi.

Bước 3: Bước qua 1 bên tàu, lùi lại rồi tiến lên 1 bước ngắn và vẩy thật mạnh đầu cần. Đồng thời, buông ngón trỏ giữ dây để ném mồi đến mục tiêu chọn sẵn phía trước.

Bạn hãy luyện tập quăng mồi thường xuyên trước khi “chiến đấu” ngoài biển khơi nhé!

  1. Tìm cá GT

Cá GT (Giant Trevally) có ở khắp các vùng biển trên thế giới. Tín đồ popping GT sẵn sàng đến bất kỳ nơi nào, miễn có thể chạm mặt được với loài GT trên 50kg. Một trong những điểm câu GT tuyệt nhất thế giới là từ phía Tây đến hết vùng Qeensland, Australia. Ở đây, cá GT trên 50kg cũng tương đối khó tìm nhưng từ 20-40kg thì rất nhiều. Số lượng cá GT thực có ở Australia là rất lớn, vì chúng hiếm khi bị bắt về ăn thịt, sau khi câu lấy cảm giác, các cần thủ thường thả cá lại một cách cẩn trọng.

Cá nhỏ gọi là Travelly, thường có thói quen hội thành đàn lớn. Đến khi trưởng thành, kích thước lớn hơn thì đàn có xu hướng thu nhỏ lại.

Để tìm được loài cá này, bạn có thể bắt đầu ở các vùng có nhiều rạn san hô cách mặt nước từ 2-10m, sẽ dễ dàng thu hút cá lên mặt nước mà tấn công. Những khu rạn dựa vào các vách đứng, thoải dần xuống khu nước sâu là những điểm câu tuyệt vời. Nước động, sóng lớn sẽ gây khó cho mồi Surface nhưng GT lại thích điều đó.

Quăng popper đến khu vực rạn mà sóng đang đánh vào, cá GT thường phục kích mồi ở đó. Những mụn đảo nhỏ hoặc bất kỳ chướng ngại vật nào có nước chảy mạnh xung quanh cũng là nơi ẩn nấp của GT. Quăng càng chính xác vào điểm đã xác định càng tăng khả năng bắt cá. GT có thói quen thích tấn công vào các khu rạn lộ thiên khoảng 1m, do vậy bộ hãm tốt của máy cùng kỹ năng dòng cá là rất cần thiết để ngăn cá không cho chạy vào trong rạn.

  1. Điều khiển mồi

Khi câu gần rạn san hô, bạn phải hết sức cẩn thận vì san hô cứng, sắc, nước rất nông. Do vậy, vai trò của thuyền trưởng vô cùng quan trọng. Thuyền trưởng phải trực chiến trong buồng lái để giữ cho tàu có một khoảng cách an toàn với vách rạn, nhưng vẫn phải đảm bảo cho người câu quăng được tới gần rạn. Khi đã xác định được điểm quăng là lúc chọn mồi nhử. Popper thường được chọn để bắt đầu. Để điều khiển mồi, cần thủ mới chơi nên sử dụng kỹ thuật “Pause & Pop”, rất dễ thực hiện và hiệu quả. Chỉ cần quét cần để đám nước tóe ra từ miệng mồi thật lớn cùng tiếng động thật ồn ào ấn tượng, sau đó ngưng lại, thu dây chùng.

Cố gắng bắt chước một con mồi đang hoảng loạn thái quá sẽ tạo ra được cú táp của cá GT. Do vậy, hãy quan sát hành vi cá mồi xung quanh và cố gắng điều chỉnh kỹ thuật để cho mồi nhử có những hành động giống như vậy.

  1. Kỹ thuật Fighting

Fighting là từ diễn giải quá trình giằng co với một con cá đã mắc lưỡi nhưng không chấp nhận thua cuộc.

  1. Kỹ thuật khóa tay

Kỹ thuật khóa tay thường được các câu thủ quốc tế áp dụng: Không quay máy, cánh tay thẳng và đặt phía trên bát máy. Rồi ngã người ra phía sau, sức mạnh từ đôi chân và đai hông sẽ giúp bạn đỡ mệt. Hãy sử dụng cánh tay như là một vật nối cho vững, một điểm tựa của lực bẩy, nếu không khuỷu tay của bạn sẽ bị hủy diệt trong một cuộc chiến dài hơi.

Khi đã thấm mệt, chỉ cần dùng 01 tay, đặt phía trên bát máy. Giờ cũng là lúc tận dụng bộ hãm của máy câu, không chỉ là cánh tay.

Về góc Fighting, có một mẹo nhỏ như sau: Nếu bàn chân bạn đang ở vị trí 6 giờ và đầu ở vị trí 12 giờ thì phạm vi chiến đấu của bạn nên từ hướng 8 đến 11 giờ. Góc hẹp hơn thì tấn công mạnh hơn với cá lớn. Với cá striper và cá ngừ nhỏ thì tốt nhất sẽ là 11-12 giờ.

  1. Góc Fighting

Thông thường, khi dùng đồ câu nhẹ, các cần thủ sẽ không thấy thoải mái nếu quá mạnh bạo với loại dụng cụ này. Lúc đó, lực bẩy sẽ là trợ thủ đắc lực. Bạn hãy tìm một góc phù hợp, khi đó bạn sẽ tận dụng được mọi khả năng của thiết bị câu, thời gian chiến đấu sẽ được rút ngắn lại, đỡ mệt hơn.

  1. Tránh giương cần quá cao

Trong thực tế, một con cá ngừ 10 kg có thể dễ dàng bẻ gãy một cây cần câu cá ngừ siêu hạng (cả về sức mạnh lẫn độ danh giá) nếu người dùng nâng lên sai góc. Nguyên nhân chính của việc thích giương cao cần trong giới săn GT có lẽ do họ quá mệt, nhất là nếu dùng dụng cụ câu hạng nhẹ với mức hãm mạnh.

Do vậy, bạn cần thực hiện đúng kỹ thuật, sẽ tránh được những điều đáng tiếc xảy ra. Hãy hình dung cơ thể bạn là trục Y (trục tung) và cần câu là trục X (trục hoành). Khi nâng cần câu lên, để an toàn cho cần câu, bạn chỉ nên tạo ra 1 góc 45 độ so với cơ thể bạn (trục Y). Cần nhớ rằng mặt phẳng sẽ thay đổi khi con cá lặn sâu xuống hoặc bơi đến gần tàu.

Giả dụ, khi bắt đầu Fighting với  một  con cá trên mặt nước, đó là lúc bạn đang thiết lập cần ở góc 45 độ. Nhưng, nếu con cá lặn xuống hoặc bơi đến gần tàu thì góc cần sẽ hẹp hơn nhiều và cần câu buộc phải ở thế giương cao. Lúc này, việc cần làm ngay là phải điều chỉnh góc, thậm chí có thể chuyển cần sang kẹp nách để hướng đầu cần theo hướng của cá nhằm tạo ra 1 góc đúng và đạt được lực bẩy lớn nhất.

Với những kỹ thuật câu popping ở trên, chắc hẳn bạn đã tưởng tượng được phần nào những thử thách của kiểu câu này. Mỗi kiểu câu sẽ mang lại những thú vị và khó khăn riêng. Và tất cả, đang chờ bạn thử sức!

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Sản phẩm mới

Bạn không thể copy vì lý do bản quyền