Cá trắm cỏ ăn mồi gì? Làm mồi câu trắm cỏ như nào? Thông tin có tại bài “Kỹ thuật câu trắm cỏ hiệu quả” của VUADOCAU dưới đây.
Tiếp nối bài viết về cá trắm đen, hôm nay VUADOCAU xin giới thiệu tới các bạn một vài kỹ thuật nhỏ để câu trắm cỏ đạt hiệu quả cao. Hi vọng, những tip nhỏ này sẽ giúp bạn chinh phục thành công những chú trắm nhé!
- Cá trắm cỏ ăn mồi gì?
Cá trắm cỏ được các cần thủ liệt vào danh sách các loài cá nhát mồi và khó câu. Vậy, cá trắm cỏ ăn gì? Đúng như tên gọi của nó, thức ăn của cá trắm cỏ chủ yếu là các loại cỏ, rong, động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá,…
Hiện nay, trong điều kiện chăn nuôi, cá trắm cỏ có thể ăn các loại thức ăn nhân tạo (sản phẩm phụ của việc chế biến ngũ cốc như cám hay thức ăn viên).
Trắm cỏ có thói quen cắn rỉa và ăn các đọt cây cỏ, chồi non mọc trong nước để sinh tồn, bởi vậy trắm cỏ sẵn sàng lùa vào miệng các loại mồi câu, được treo lơ lửng ở độ sâu tùy thuộc chiều cao của các bụi cây cỏ thủy sinh.
- Kỹ thuật câu trắm cỏ
- Chọn thời điểm câu: Chiều mát hoặc sáng sớm là thời gian cá trắm cỏ ăn mạnh nhất – đây chính là thời gian đẹp để các bạn “buông cần”.
- Chọn lưỡi câu: Trắm cỏ là loài cá có trọng lượng lớn, thông thường nặng từ 2 kg trở lên, khi đi câu, bạn cần chọn lựa lưỡi câu loại 8 đến 12 (chỉ câu loại 2kg trở lên muốn câu lọai cá nhỏ hơn thì chọn cỡ lưỡi nhỏ hơn).
- Chọn dây câu: Dây câu chọn loại 2,3 đến 3 hoặc lớn hơn tùy nơi cá lớn hay nhỏ loại dây trong suốt độ bền cao.
- Chọn chì câu: Chọn loại chì ống dùng câu cá quả (hay còn gọi là cá lóc, miền Trung gọi là cá tràu) nhỉnh hơn đầu đũa luồn vào dây câu, để cách đuôi lưỡi hoặc sát đuôi lưỡi đều được, chì có tác dụng đưa mồi ra xa bờ và chống trôi mồi ra khỏi điểm câu đã định.
- Chọn cần câu: Cần chọn loại cần câu có độ bền cao. Nếu bạn có ý định câu cá lớn nên sử dụng máy lăng xê, hoặc cần tay nên dùng cần trúc hay cần tự chế có đọt cần cứng và lớn hơn đọt cần tay thông thường vì giống cá trắm cỏ rất khỏe.
- Kỹ thuật thả mồi: Vào mùa xuân, cá trắm cỏ sẽ ăn cao hơn do rong rêu mọc cao, các bạn nên điều chỉnh cần và phao phù hợp để “giật con mồi” nhé!
3. Cách làm mồi câu trắm cỏ
Cách 1: Lá sắn tươi
Anh em cần thủ vẫn hay truyền tai nhau về bài mồi thú vị mà hiệu quả này. Bạn vò nhàu những chiếc lá sắn để mùi khuếch tán nhanh rồi thả xuống điểm câu làm mồi nhử. Tiếp tục, bạn chọn những lá sắn bánh tẻ, vò nhàu đến khi ra nước là được, viên to bằng đầu ngón tay rồi mắc mồi vào lưỡi câu.
Chú ý: Căn phao cách lưỡi khoảng 30-35 cm bởi cá trắm cỏ là giống ăn nổi.
Cách 2: Mồi bằng rau muống
Chọn ngọn rau muống dài từ 7-10 cm rồi phơi tái (phơi tái giúp ngọn rau muống không bị giòn cũng như dễ luồn móc câu vào sâu trong cọng rau). Với những mồi câu thực vật, các bạn nên dập nát, lấy nước chảy ra, hoặc nhựa từ thân. Đó là những chất dậy mùi khuếch tán nhanh dưới nước, thu hút sự chú ý từ cá.
Cách 3: Mồi câu cá trắm cỏ bằng ngô hạt
Các chuỗi ngô được treo lủng lẳng cũng là một trong những loại mồi câu trắm cỏ hữu hiệu.
Cách 4: Mồi Boilie
- 5% bột đậu xanh
- 35% bột ngô
- 25% bột mỳ
- 15% sen súng
- Rong tảo…vớt ở hồ câu
Rửa sạch phơi khô rồi xay thật nát, trộn đều các hỗn hợp trên. Để mồi câu có mùi thơm thật hấp dẫn những chú cá dưới nước kia, bạn nên mang hỗn hợp này ngâm cùng tinh dầu Asa Foetida (tinh dầu từ cỏ thủy sinh) hay hương liệu Sweetcorn và Fresh Herbs trong vài ngày trước khi câu.
Nắm rõ kỹ thuật câu cùng mồi câu cá trắm cỏ được chuẩn bị kĩ lưỡng sẽ giúp bạn đạt được kết quả mong muốn trong những chuyến đi câu của mình. Hi vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn! Chúc bạn có chuyến đi câu thành công!