Lưỡi câu cá và kinh nghiệm lựa chọn cho người mới

Lưỡi câu cá có thật sự cần thiết? Hay làm sao để mua được loại lưỡi câu hợp lý cho bản thân mình?,… Mọi thắc mắc đó sẽ được VUADOCAU giải đáp ở bài viết dưới đây.

Lưỡi câu cá là một trong những phần quan trọng hỗ trợ cho cần câu phát huy hết mọi công năng. Để lựa chọn được loại lưỡi câu ưng ý cần dựa trên những yếu tố sau:

luoi-cau-ca

  1. Kỹ thuật chọn lưỡi câu

Nguyên tắc là nên dùng lưỡi câu nhỏ nhất có thể. Lưỡi câu nhỏ cho phép mồi hoạt động tự nhiên, móc cá nhanh hơn lưỡi lớn khi cá tấn công mồi. Hãy luôn luôn kiểm tra độ sắc của lưỡi vì sắc sẽ bắt cá nhanh hơn lưỡi lụt. Để kiểm tra lưỡi câu, chỉ đơn giản là lấy đầu lưỡi cà nhẹ lên móng tay. Lưỡi sắc sẽ để lại một vết xước nhẹ trên móng, trong khi lưỡi lụt sẽ trượt trên móng.

Làm thế nào để giữ lưỡi câu luôn sắc bén? Hãy cất chúng trong hộp. Không phải loại lưỡi nào cũng luôn luôn sắc bén. Theo thời gian, đầu lưỡi sẽ lụt đi, nhất là các loại lưỡi câu giá rẻ làm bằng thép mềm chất lượng thấp. Ngay cả loại lưỡi chất lượng cao cũng bị xỉn sau khi câu một thời gian hay do bị móc vào đá, các vật cứng trong nước (sọ cá cũng là một nguyên nhân).

Có thể chọn loại lưỡi câu có ngâm hóa chất. Loại lưỡi này vô cùng sắc, có tính năng chống ăn mòn nên luôn sắc bén và chúng cũng khá đắt tiền.

Một số kỹ thuật cơ bản cần lưu ý khi chọn lưỡi câu:

  • Câu cá gì lưỡi nấy:

Có nghĩa là lưỡi câu phải phù hợp con cá về kích thước – quan trọng nhất là miệng cá và cách thức ăn mồi.

Với loại cá ăn tạp miệng rộng thì lưỡi phải lớn, những loài cá khỏe lưỡi phải đủ khỏe để khỏi bị doãi.

Đối với loại cá khi nuốt mồi vướng lưỡi sẽ phun lưỡi ra thì lưỡi phải gọn, có một số loại được thiết kế tạo hình dáng thuôn gọn để cá nuốt lưỡi không vướng.

Với loại cá nhỏ phải dùng lưỡi nhỏ tương ứng. Ví dụ lưỡi câu cá chép cần chắc chắn, lưỡi câu cá rô đồng cần nhỏ gọn,…

  • Câu mồi gì thì lưỡi nấy:

Câu các loại mồi sống, chết, động vật, thực vật … lưỡi câu đều khác nhau. Câu mồi động vật (giun, tôm,…) dùng lưỡi đơn; câu mồi bột dùng lưỡi chùm; câu mồi tép cần lưỡi nhỏ, cọng lưỡi mảnh để móc mồi.

  1. Một số loại lưỡi câu thông dụng
  • Lưỡi Circle: Loại lưỡi này phù hợp với kiểu câu mồi sống và thường khi dùng lưỡi câu này sẽ giúp cá giữ được mạng sống. Vì lưỡi câu đã bị uốn cong vào phía trong nên lưỡi câu sẽ trượt dọc theo cổ họng cá cho đến khi tới miệng. Đây là loại lưỡi thường dùng để câu: cá trê, cá lăng…
  • Lưỡi Bait Holder: Đây là loại cá phổ biến nhất hiện nay, trên thân lưỡi có các ngạnh phụ giúp giữ mỗi chắc chắn hơn.
  • Lưỡi Octopus: Loại lưỡi có phần uốn cong lớn, tròn rất thích hợp để câu với hầu hết các loại cá. Đặc biệt là: cá đối, cá chẽm, cá nhồng…
  • Lưỡi Egg: Thiết kế lưỡi Egg kiểu vòng xuyến uốn hướng ra ngoài, có công dụng móc các loài mồi như ấu trùng, sâu, cá hồi,…
    luoi-cau-ca1
  • Lưỡi Treble: Hay còn gọi là lưỡi ba tiêu với thiết kế ba lưỡi câu kích thước đồng đều gắn vào nhau, sử dụng chủ yếu khi câu mồi giả. Lưỡi Treble gắn vào mồi giả thông qua khoen tròn. Ngày nay, cần thủ cột thêm sợi dây nhiều màu tăng độ chú ý của cá trong câu lure.
  • Lưỡi Weedless “song hồng”: Thích hợp câu cá ở nơi xuất hiện nhiều chướng ngại vật dưới nước như đá, gốc cây, cỏ dại,… do phần đầu che phủ bằng sợi kim loại mỏng nhẹ giảm tình trạng vướng víu. Ngay lúc cá tấn công mồi, mảnh kim loại này sẽ bật lên lộ ra lưỡi sắc nhọn sẵn sàng xuyên miệng cá.
  • Lưỡi Kahle: Đoạn cong của lưỡi thiết kế với công dụng lý tưởng giữ mồi sống thời gian dài, làm cùng loại thép giống lưỡi Aberdeen. Hướng trượt ra ngay khi vướng vào vật dưới nước nên rất khó bị duỗi lưỡi.
  • Lưỡi Worm: Dùng móc mồi nhựa mềm như nhái giả, cá giả, trùn giả,… Thiết kế có một khấc ngắn ngay gầy khoen, còn lại cấu tạo như các loại lưỡi câu cá thông thường.
  • Lưỡi O’shaughnessy: Đây là lưỡi thông dụng, đoạn uốn cong vô cùng cứng cáp đi kèm đường kính thân dày dặn thường dùng câu ngoài khơi nhất là câu đáy, kích cỡ từ số 3 tới 19/0.
  • Lưỡi Siwash: Thân vừa dài vừa cứng, khoen nhỏ và thẳng dùng cài mồi Buzzbait và mồi Spinnerbait. Dành cho dân đánh cá chuyên nghiệp muốn chinh phục cá có hàm miệng cứng.
  • Lưỡi Aberdeen: Loại lưỡi này thường có thân dài, làm bằng kim loại nhẹ để hạn chế lưỡi đâm thủng quá mức con mồi. Đây là loại lưỡi được các cần thủ sử dụng khi làm lưỡi câu cá rô phi,…
  • Ngoài ra còn có lưỡi Kendal, Tiemco, Carlisle thiết kế độ cong lưỡi tùy thuộc lối câu từng người hoặc loại cá muốn câu.

Lưỡi câu tuy đúc cùng khuôn nhưng không phải độ bén cái nào cũng như nhau. Nếu có trong tay lưỡi câu cá siêu nhẹ, hễ đi câu là dính thì cần thủ sẽ vô cùng yêu quý.

Hi vọng rằng với thông tin được chia sẻ thì bạn đã hiểu hơn về cách lựa chọn lưỡi câu cá phù hợp. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn để giúp tăng khả năng “sát cá” của cần. VUADOCAU sẽ tiếp tục chia sẻ về các cách buộc lưỡi câu, bạn chú ý dõi theo nhé!

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Tin tức mới

Sản phẩm mới

Bạn không thể copy vì lý do bản quyền